CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KINH TẾ

1. Tên Ngành đào tạo

1.1. Tên tiếng Việt: Kinh tế

1.2. Tên tiếng Anh: Economics

2. Mã ngành: 52.31.01.01

3. Trình độ đào tạo: Đại học

4. Chuẩn đầu ra

4.1. Chuẩn về kiến thức

4.1.1. Kiến thức cơ bản

-    Nắm vững nền tảng kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia ngành kinh tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

-     Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại;

-     Hiểu biết rộng về lý luận và thực tiễn kinh tế thị trường trong nước và trên thế giới.

4.1.2. Kiến thức chuyên sâu

-    Có kiến thức chuyên sâu về kinh tế, quản lý trên cấp độ nền kinh tế, ngành và lĩnh vực gắn với chuyên ngành đào tạo;

-    Nắm vững các kiến thức về các phương pháp, công cụ phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chương trình - dự án phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi nền kinh tế, ngành, lĩnh vực và địa phương.

4.2. Chuẩn về kỹ năng

4.2.1. Kỹ năng cứng

-    Kỹ năng vận dụng hệ thống kiến thức được trang bị để phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chương trình – dự án  phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi nền kinh tế, ngành, lĩnh vực và  địa phương;

-    Kỹ năng phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực kinh tế - xã hội;

-    Có bản lĩnh nghề nghiệp, có khả năng thích ứng linh hoạt trước diễn biến của thực tiễn;

-    Kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề trong phạm vi chuyên môn, sáng tạo trong công việc;

-    Khả năng cập nhật kiến thức, độc lập nghiên cứu và tự học để đáp ứng yêu cầu của công việc.

4.2.2. Kỹ năng mềm

-    Kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm;

-    Khả năng sử dụng tin học: trình độ B tin học ứng dụng văn phòng;

-    Khả năng sử dụng ngoại ngữ: Đạt trình độ tiếng Anh tương đương B1 theo khung tham chiếu Châu Âu;

-    Có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên môn.

4.3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

-    Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; năng động, nhiệt tình và có tình thần hợp tác trong công việc; tôn trọng và chấp hành pháp luật; có ý thức tổ chức kỷ luật;

-     Ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân.

5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Cử nhân ngành Kinh tế có thể là cán bộ quản lý kinh tế tại các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương, các loại hình doanh nghiệp; nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu kinh tế, giảng viên trong các trường đại học, nghiên cứu viên hoặc nhân viên tư vấn trong các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Cử nhân ngành Kinh tế có khả năng học tập liên thông, chuyển đổi và phát triển ngành nghề rộng; có khả năng học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học trong nước và quốc tế.

7. Các chương trình, tài liệu, tiêu chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Tham khảo chuẩn đầu ra các ngành kinh tế của các trường: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.